Phòng đột quỵ ngoài ăn uống lối sống lành mạnh, khám và điều trị tốt bệnh nền còn phải tuân thủ việc tái khám và dùng thuốc đều đặn theo toa Bác Sĩ nữa. Gỡi đến quý vị một tình huống có thể đưa đến đột quỵ do quên mang thuốc tim mạch khi đi du lịch
𝗖𝘂𝗼̣̂𝗰 𝗴𝗼̣𝗶 𝗹𝘂́𝗰 𝟮𝟬 𝗴𝗶𝗼̛̀ 𝟭/𝟱/𝟮𝟬𝟮𝟬
Team: Bác Sĩ Hoa ơi chị có điện thoại khám từ xa (telemedicine) từ Lâm Đồng,
Team (tiếp tục): chị ơi bệnh nhân muốn gọi liền luôn được không chị (thường là hẹn giờ trước, vì có khi Bác Sĩ đang bận hoặc đang khám bệnh)
Bác Sĩ: nối máy cho chị gặp bệnh nhân ngay luôn đi em (vì linh cảm có chuyện chẳng lành)
Mình còn nhớ thời điểm này năm ngoái, những ngày cách ly xã hội liên tục ở TP Hồ Chí Minh từ 1-22/4/2020 mọi người sau những bỡ ngỡ, lo sợ dịch bệnh từ Vũ Hán thì lại tới cảm giác bức bối vì ở nhà nhiều quá, vừa hết cách ly thì lễ 30/4, 1/5/2020 đến đã bùng nổ nhu cầu đi du lịch ngay và Đà Lạt (Lâm Đồng) là nơi được rất nhiều người lựa chọn, hôm đó xe cộ đông nghịt, xe đi từ TP HCM sáng, trưa thì chiều hoặc tối mới tới nơi vì kẹt xe).
Và điện thoại được nối máy cho bệnh nhân gặp Bác Sĩ ngay lập tức.
𝗕𝗲̣̂𝗻𝗵 𝘀𝘂̛̉ 𝗰𝘂̉𝗮 𝗰𝗼̂ 𝗱𝗮̂̀𝗻 𝗺𝗼̛̉ 𝗿𝗮:
Cô 69 tuổi đang điều trị tăng huyết áp, tiểu đường, đã từng mổ thay van tim năm 2017 cô đang điều trị theo toa tim mạch nhưng hôm nay đi Lâm Đồng chơi cùng các con không mang thuốc hay hồ sơ theo. khoảng 20 giờ khi tới Lâm Đồng đang ngồi ăn cơm thì thấy tê tay và vùng mặt, mệt. Giữa xứ xa, không thuốc, không hồ sơ mà cô lại từng mổ tim thì vào trạm y tế hoặc bệnh viện huyện địa phương giữa ngày lễ cũng khó cho việc điều trị con cô cũng đã có ý nghĩ phải quay xe về lại Sài Gòn giữa đêm. Thời may con cô lại rành về khám từ xa và đã kết nối kịp thời giúp cô gặp Bác Sĩ chuyên khoa giải quyết ngay.
Đối với bệnh nhân đang điều trị tăng huyết áp và bệnh tim thì ngưng một số thuốc đột ngột như thuốc hạ áp, thuốc ức chế bê ta, thuốc kháng đông trên bệnh nhân thay van tim cơ học (thay van tim sinh học thì đỡ lo hơn về vấn đề thuốc kháng đông vì có thể không có sẵn ở vùng xa)… thì rất nguy hiểm cho bệnh nhân có thể đưa đến đột quỵ, suy tim cấp, nhịp nhanh bất thường hoặc kẹt van tim cơ học có thể nguy hiểm tính mạng. Cô lại không biết mình thay van tim gì nữa, thật nan giải.
Ngay lập tức mình nhờ các bạn trong team hỗ trợ mình lật toàn bộ sổ khám bệnh điện tử đã lưu của cô từ trước giờ, trong vòng chưa đầy 1 phút đã có kết quả cô thay van tim sinh học, và có toa thuốc cũ từ lần khám trước đó con gái cô đã gỡi vào sổ khám đã lưu lại.
Trong vòng 5 phút mình đã ghi toa thuốc điện tử phù hợp tình trạng của cô và cũng chọn loại thuốc tốt nhưng lại dễ tìm sẵn có ở địa phương. Con gái cô cầm điện thoại chạy ra nhà thuốc gần đó báo đã mua được đủ thuốc, mình mới thở phào nhẹ nhõm.
Đêm đó, sau khi uống thuốc, các triệu chứng tê mặt và tay biến mất, cô đã ổn định ngủ được tại địa phương và hôm sau có thể về TP HCM tái khám lại Bác Sĩ để kiểm tra kỹ hơn.
𝗞𝗶𝗻𝗵 𝗻𝗴𝗵𝗶𝗲̣̂𝗺 𝗿𝘂́𝘁 𝗿𝗮:
1/ Những ai có bệnh tăng huyết áp, tim mạch khi đi xa luôn nhớ mang thuốc theo uống đều chứ đừng ngưng thuốc đột ngột vì quên thuốc, sự cố xảy ra sẽ mất vui và nhiều tổn thất về người và tiền bạc.
2/Con cái khi đưa cha mẹ già đi chơi đừng quên kiểm tra xem cha mẹ có nhớ mang thuốc và cả hồ sơ theo không (hồ sơ có thể chụp lại trên điện thoại lưu lai trên mạng hình thức nào cũng được khi cần là có thể mở ra gỡi cho Bác Sĩ xem)
3/Lưu lại trang khám từ xa uy tín để khám khi ở xa không sẵn có Bác Sĩ chuyên khoa và cần tư vấn gấp cũng sẽ giải quyết được nhiều vấn đề sức khỏe trước khi sắp xếp đi khám trực tiếp được.
BS. Trần Thị Như Hoa