Đột quỵ gia tăng khi thời tiết lạnh

Đột quỵ có xu hướng gia tăng khi thời tiết lạnh. Để phòng ngừa đột quỵ trong những ngày này, ngoài việc giữ ấm cơ thể và điều chỉnh lối sống cũng như chế độ luyện tập, các chuyên gia khuyên mọi người nên sử dụng sản phẩm chứa enzyme nattokinase từ một món ăn dân giã. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Bệnh nhân đột quỵ gia tăng đột biến khi thời tiết lạnh

Suốt 1 tuần qua, các tỉnh miền Bắc chìm trong những đợt rét đậm rét hại. Nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 10 độ C. Thậm chí, vùng núi cao còn xuất hiện nhiều băng giá, mưa tuyết. Chính vì vậy, tình hình sức khỏe của người dân có nhiều ảnh hưởng, số lượng bệnh nhân đột quỵ, đặc biệt là ở người lớn tuổi tăng cao.

Đột quỵ là tình trạng não bị tổn thương do không được cung cấp máu kịp thời. Tình trạng này xảy ra khi mạch máu não bị tắc hoặc vỡ, có thể gây tử vong hoặc dẫn đến các di chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống như: Liệt, méo miệng, nói ngọng… Theo ghi nhận tại bệnh viện Lão khoa Trung ương, trong 3 ngày đầu của đợt rét đậm, số lượng bệnh nhân đến Khoa Cấp cứu và Đột quỵ của bệnh viện mỗi ngày vào khoảng 30-40 người, tăng gần 2 lần so với ngày thường. Các trường hợp chủ yếu trong tình trạng rất nặng và phải sử dụng nhiều thủ thuật như: Đặt ống nội khí quản,…

Một chuyên gia chia sẻ, khi trời lạnh, bệnh nhân đột quỵ có xu hướng nhập viện muộn hơn so với ngày thường. Theo thống kê, hơn 80% số trường hợp là đột quỵ nhồi máu não (đột quỵ do cục máu đông làm tắc mạch máu não) và “thời gian vàng” để cấp cứu là 3-4,5 giờ đối với phương pháp can thiệp đường động mạch và 6 giờ đối với đường can thiệp nội mạch. Tuy nhiên, khi thời tiết lạnh, khi có dấu hiệu đột quỵ, người thân trong gia đình không đưa bệnh nhân đi viện ngay mà chờ cho các triệu chứng tự thoái lui nên để lỡ mất “thời gian vàng”. Khi đến bệnh viện, nhiều bệnh nhân đã hôn mê sâu, huyết áp tụt, phải đặt ống nội khí quản.

dot-quy-do-lanh
dot-quy-do-lanh

Bệnh nhân đột quỵ gia tăng khi thời tiết lạnh

Món ăn quen thuộc giúp phòng ngừa đột quỵ
Chế độ dinh dưỡng có vai trò nhất định trong việc nâng cao sức khỏe và phòng tránh một số bệnh. Đối với bệnh đột quỵ cũng vậy. Từ lâu, nhiều người đã truyền tai nhau cách phòng ngừa đột quỵ nhờ món ăn quen thuộc của người dân Nhật Bản, đó chính là Natto từ đậu tương lên men.

Nguồn gốc của Natto được cho là bắt đầu từ thế kỷ 11. Tương truyền rằng, trong một trận chiến vào năm 1083, trong khi quân lính Nhật đang nấu đậu tương làm thức ăn cho ngựa thì quân địch bất ngờ tập kích. Trong cơn hỗn loạn, quân lính vội vàng cho đậu tương đang nấu dở vào những chiếc túi rơm để chạy loạn. Vài ngày sau, khi mở ra thì đậu tương đã lên men, nhớt dính và có mùi khó chịu. Tuy nhiên, vị đậu tương lại rất ngon, quân lính liền trình lên vị tướng và kể từ đó, đậu tương lên men được truyền đi khắp nơi, trở thành món ăn truyền thống với tên gọi Natto và được giữ gìn đến ngày nay. Theo thống kê, mỗi năm, người dân xứ sở mặt trời mọc tiêu thụ khoảng 50.000 tấn Natto. Họ ăn kèm với cơm hoặc nấu thành súp, làm nhân sushi hoặc sấy khô thành một loại snack ăn vặt…

Đột quỵ gia tăng khi thời tiết lạnh
Đột quỵ gia tăng khi thời tiết lạnh

Natto là một món ăn truyền thống của người dân Nhật Bản

Giá trị của Natto nằm ở chỗ, nó không chỉ là món ăn đơn thuần mà còn nổi tiếng với công dụng phòng ngừa đột quỵ. Trong Natto có nhiều vitamin K2, các axit amin và đặc biệt là enzyme nattokinase. Khi đi vào cơ thể, enzyme này có khả năng:

Ngăn ngừa và làm tan cục máu đông

Cục máu đông là tác nhân gây ra hơn 80% số ca đột quỵ, hình thành khi fibrin (sợi huyết) gắn kết tiểu cầu và các tạp chất có trong máu thành một khối. Trong khi đó, với cấu trúc của một enzyme, nattokinase có thể trực tiếp làm tiêu sợi fibrin, đồng thời kích thích một loạt các yếu tố khác trong cơ thể sản sinh plasmin (enzyme nội sinh trong cơ thể) làm tan fibrin. Tác dụng tiêu sợi huyết của nattokinase mạnh gấp 4 lần plasmin nên bổ sung enzyme này chính là cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. Như trong chương trình Tư vấn sức khỏe trên Đài Truyền hình Quốc hội, chuyên gia Phạm Gia Khải cho biết: “Enzyme nattokinase có tác dụng chống đông rất tốt, giúp ngăn ngừa và làm tan cục máu đông – tác nhân gây nhồi máu não, kiểm soát các nguyên nhân gây đột quỵ!”.

Nattokinase giúp làm tan cục máu đông an toàn, hiệu quả

Hạ huyết áp

Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ hàng đầu của đột quỵ. Khi trời lạnh, nhiệt độ thấp khiến tim phải tăng cường co bóp để đưa máu đi khắp cơ thể. Do vậy, nhịp tim và huyết áp lên cao, kéo theo nguy cơ đột quỵ gia tăng. Nattokinase có thể hỗ trợ đắc lực trong trường hợp này bởi enzyme này có khả năng hòa tan các chất rắn tích lũy trong máu, giảm độ nhớt máu cũng như độ dính của tiểu cầu, từ đó hạ huyết áp an toàn.

Củng cố chức năng não

Nhờ khả năng làm sạch máu, hạ huyết áp nên nattokinase giúp cải thiện hệ tuần hoàn và bổ sung oxy cho não, từ đó không chỉ giảm nguy cơ mắc đột quỵ mà còn cải thiện các di chứng sau đột quỵ như: Liệt nửa người, méo miệng, đau đầu, suy giảm thị lực, mất trí nhớ,…

banner4-dau-hieu-dot-quy
banner4-dau-hieu-dot-quy

LIÊN HỆ

  • 11.8B chung cư Phú Mỹ Thuận, Ấp 3, xã Phú Xuân, H. Nhà Bè, TP. HCM
  • Bác sỹ Trần Thị Như Hoa
  • Điện thoại: 098 2200 269
  • nhuhoaag@gmail.com
  • https://phongdotquy.com

Chia sẻ ngay:

XEM NHIỀU BÀI VIẾT HAY

Thời tiết xấu

Thời tiết xấu…và thiếu thuốc… Có lần mình bay ra Phú Quốc, đến Phú Quốc thì gặp thời tiết xấu, máy bay cứ bay vòng

Tư vấn phòng đột quỵ

HEALTH TALK – DAI-ICHI COMPANY Buổi tư vấn sức khỏe về đột quỵ và cách phòng ngừa, đề tài luôn được các cô chú anh

Cai thuốc lá

Cho tới hiện tại, chúng ta biết rằng thuốc lá gây ra ung thư, bệnh tim, đột quỵ, các bệnh về phổi, tiểu đường, bệnh